Chi phí cận biên là gì? Lợi ích của việc tính loại chi phí này

(GMT+7) - View : 254

Chi phí cận biên là gì? Lợi ích của việc tính loại chi phí cận biên ra sao? Cùng nhau đi giải đáp thắc mắc trong bài viết của tài chính kinh doanh nhé.

Khái niệm chi phí cận biên là gì?

Chi phí cận biên là gì? Lợi ích của việc tính loại chi phí này

Chi phí cận biên là khoản chi phí bổ sung để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa. Chi phí cận biên được tính bằng cách như sau: lấy sự thay đổi của tổng chi phí để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa chia cho sự thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất ra.

Ví dụ: Công ty X sản xuất ra 150 sản phẩm với tổng chi phí bỏ ra là 150 triệu đô la. Do nhu cầu thị trường tăng lên, nên công ty đã sản xuất nhiều hơn 50 sản phẩm với tổng chi phí bổ sung bỏ ra là 40 triệu đô la.

Như vậy, chi phí cận biên ở trong trường hợp này được xác định bằng cách lấy 40 triệu đô là (thay đổi của chi phí) chia cho 50 sản phẩm (thay đổi về số sản lượng). Do đó, mỗi sản phẩm sản xuất bổ sung sẽ phải chịu chi phí biên là 40 triệu/50 sản phẩm, tương đương sẽ là 800.000 đồng/sản phẩm.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu chi phí cận biên là gì

Quá trình nghiên cứu khoản chi phí cận biên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng. Dựa trên mối quan hệ giữa khoản chi phí cận biên và chi phí bình quân của sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đưa ra giá bán của sản phẩm hợp lý.  Đồng thời thông qua các chỉ số và biểu đồ để đánh giá doanh nghiệp có thể tính được khoản chi phí lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi ích của chi phí cận biên là gì

Chi phí cận biên là gì? Lợi ích của việc tính loại chi phí này

Việc các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng phương pháp chi phí cận biên vào trong quá trình giải quyết công việc bởi vì nó có những ưu điểm điển hình như:

– Chi phí biên là phương pháp được áp dụng chủ yếu để giúp cho người quản lý dễ dàng so sánh được kết quả lỗ lãi của quá trình thực hiện kế hoạch để từ đó đưa ra được quyết định cắt giảm đi những hoạt động không đem lại được hiệu quả cao, đồng thời đối chiếu, so sánh doanh thu giữa các kỳ….

– Cách thực hiện đơn giản, dễ dàng áp dụng đồng thời cũng tạo ra hiệu suất hiệu quả hơn rất nhiều.

– Giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định có giá trị, từ việc tổng hợp kết quả để đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh mới.

– Từ việc áp dụng chi phí biên mà doanh nghiệp có thể lựa chọn ra được sản phẩm tối ưu nhất có giá thành sản xuất ra không bị biến động.

Trên đây là những chia sẻ chi phí cận biên là gì và lợi ích của chi phí cận biên được chúng tôi gửi đến bạn đọc, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.

>>> Bài viết liên quan: Lợi nhuận ròng là gì?