Chi phí chìm là gì? Phương pháp giảm thiểu loại chi phí này

(GMT+7) - View : 214

Chi phí chìm là gì? Một số phương pháp giảm thiểu loại chi phí chìm như thế nào? Cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết của tài chính kinh doanh nhé.

Định nghĩa chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm là gì? Phương pháp giảm thiểu loại chi phí này

Chi phí chìm có tên tiếng anh là Sunk cost, đây là loại chi phí khó có thể tránh được trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong các dự án đầu tư. Có thể hiểu một cách đơn giản chi phí chìm là những khoản đầu tư tiền của và thời gian không thể thu hồi lại do những quyết định sai lầm của doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư trong quá khứ.

Loại chi phí chìm không được đưa vào những tính toán của một dự án, mặc dù chi phí chìm thể hiện trong quá khứ. Nhưng đôi lúc, có nhiều doanh nghiệp/ chủ đầu tư vẫn bị các khoản chi phí chìm ảnh hưởng đến quyết định về tương lai trong quá trình hoạt động, lập kế hoạch cho những dự án đầu tư mới.

Đặc điểm nổi bật của chi phí chìm là gì

Chi phí chìm có những đặc điểm nổi bật cơ bản sau:

– Không được cân nhắc suy nghĩ khi ra quyết định.

– Khi đã được thanh toán và không thể phục hồi lại.

– Chi phí rủi ro đều có thể trở thành khoản chi phí chìm.

– Không thể nào tránh được, luôn tồn tại trong bất cứ một phương án nào.

– Không kiểm soát được chi phí chìm.

Phương pháp cắt giảm chi phí chìm hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Chi phí chìm là gì? Phương pháp giảm thiểu loại chi phí này

Một số biện pháp giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí chìm mà bạn cũng có thể tham khảo như là:

– Xem xét lại, cân nhắc kỹ lưỡng cũng như lên kế hoạch rõ ràng các loại chi phí bỏ ra và vấn đề phát sinh trước khi đưa ra quyết định chi tiêu nguồn vốn hay chọn một phương án hợp lý bất kỳ.

– Thường xuyên đánh giá khoản chi phí chìm thông qua các bản thảo trước. Việc này giúp doanh nghiệp nhận diện được đâu là loại chi phí chìm, qua đó có hướng giải quyết, xử lý vấn đề hợp lý nhằm tránh tình trạng các quyết định của doanh nghiệp bị chi phối bởi các loại chi phí chìm này.

– Thường xuyên giám sát tất cả cấc hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời nhận diện được cũng như ngăn chặn các chi phí chìm phát sinh.

– Giúp doanh nghiệp nhận thức được mức độ tác động của chi phí chìm đối với các quyết định liên quan.

Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ chi phí chìm là gì và biện pháp để cắt giảm chi phí chìm hiệu quả rồi phải không nào, hãy theo dõi website của chúng để để nhận thêm những thông tin hữu ích hơn nhé.

>>> Bài viết liên quan: Lợi nhuận là gì?