Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của nó như thế nào

(GMT+7) - View : 256

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế như thế nào? Cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết của tài chính kinh doanh dưới đây nhé.

Định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế là gì cho ai chưa biết

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của nó như thế nào

Vùng đặc quyền kinh tế được định nghĩa là vùng biển mở rộng từ các quốc gia nằm ven biển hay các quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và có tiếp giáp với phần lãnh hải. Đây là một vùng biển có chiều rộng không được vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở sử dụng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế lần đầu tiên đã được ghi nhận trong Công ước luật biển 1982, đây được xem là một thắng lợi của cuộc đấu tranh của các quốc gia mới giành được quyền độc lập tự do và các nước đang trong quá trình phát triển kinh tế,

Vùng đặc quyền kinh tế này không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải của quốc gia và cũng không phải là một phần của biển cả, vì dựa theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm bên ngoài giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế.

Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế là gì

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của nó như thế nào

Tại Công ước luật biển năm 1982, trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia ven biển sẽ có các đặc quyền sau:

– Các quyền thuộc chủ quyền quốc gia về hoạt động thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật biển hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên của biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển đại dương, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò tài nguyên và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như trong việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió biển.

– Quyền có thể tài phán theo quy định của công ước về việc lắp đặt và sử dụng các quần đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển đảo, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển cũng như giữ các quyền và nghĩa vụ khác mà Công ước luật biển đã quy định.

Để có thể thực hiên tốt có hiệu quả quyền chủ quyền của mình đối với nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, thì mỗi quốc gia nằm ven biển có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng tùy ý các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình xây dựng. Quyền tài phán này của quốc gia ven biển không chỉ mở rộng thêm đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình được đặt trong cột nước trong vùng đặc quyền kinh tế mà nó còn đối với cả các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế.

Công ước luật biển năm 1982 công nhận cho các quốc gia nằm ven biển quyền tài phán về bảo vệ môi trường biển, chống lại các loại ô nhiễm bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau gây ra.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù họ có biển hay không có biển, trong những điều kiện tuyên quyết do các quy định thích hợp của Công ước luật biển năm 1982 trù định thì đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản như sau:

– Quyền tự do trong hàng hải;

– Quyền tự do trong hàng không;

– Quyền tự do đặt dây cáp truyền và ống dẫn ngầm bên dưới đáy biển.

Trên đây là những chia sẻ vùng đặc quyền kinh tế là gì và chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế được chúng tôi gửi đến quý khán giả, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.

>>> Bài viết liên quan: Kinh tế tri thức là gì?